Hướng dẫn xem The International 5 cho game thủ LMHT
Việc những người chơi Liên Minh Huyền Thoại tò mò muốn xem giải đấu Dota 2 The International là hoàn toàn dễ hiểu khi đây là 2 tựa game MOBA thành công và có giải thưởng cũng như lượng người xem đông nhất thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu đó, Kho10x.Wap.Sh gửi đến mọi người một bài viết ngắn cho những người chơi LoL có ý định xem giải Dota 2 The International trong tuần này.
Một vài thông tin cơ bản
Tổng giái trị giải thưởng: 17,5 triệu đô 1
16 đội tuyển tham dự trong đó có 6 Trung Quốc, 2 Hàn Quốc, 1 Đông Nam Á, 2 Bắc Mỹ, 2 Châu Âu, 3 đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ.
Tất cả các trận đấu đều có thể xem tại trang chủ Dota 2, Youtube, Twitch hay trên chính DotA 2. Tất cả replay đều được lưu giữ ở trong Dota 2.
Ở vòng bảng không có đội nào bị loại mà chỉ xếp vào nhánh thắng nhánh thua ở vòng loại.
Ứng cử viên vô địch
Team Secret - Dải ngân hà đến từ Châu Âu với 2 người từng vô địch The International, rất được kì vọng bởi mọi người.
Evil Geniuses - Niềm hi vọng của Bắc Mỹ và là đối thủ nặng kí cho chức vô địch.
Vici Gaming - Đội tuyển về nhì mùa The International trước của Trung Quốc, có kĩ năng rất cao.
Invictus Gaming - Đội tuyển Trung Quốc với các huyền thoại DotA, được biết đến với phong cách đánh an toàn và hiệu quả.
LGD Gaming - Một đội tuyển Trung Quốc khác với đội trưởng đội vô địch kì The International trước.
Lối chơi - Meta Game hiện tại của Dota 2
Ở mỗi kì International, metagame thường thay đổi rất chóng mặt vì Dota 2 lựa chọn tướng đa dạng hơn hẳn LoL -4. Tuy nhiên thì cách chia đường vẫn thường như thế này:
Safe Lane - AD Carry (Tay ngắn hay dài đều ổn), Hard Support (Dạng như tướng Tank Support) và Farming Support (có thể farm rừng được, chẳng hạn như Annie..Hmm).
Mid Lane - Sát thủ hoặc pháp sư, hoặc thậm chí là AD Carry.
Hard Lane (Off lane) - Đấu sĩ hoặc tướng có thể mở giao tranh.
Một vài chú ý cơ bản và quan trọng trong cách thức hoạt động của LoL/Dota 2 :
Có 3 chỉ số cơ bản trong Dota 2, Mỗi hero có 1 chỉ số chính và cứ mỗi chỉ số chính đó sẽ tăng 1 sát thương. Chẳng hạn như Sniper là tướng Agi và cứ mua đồ tăng Agi sẽ cộng thêm một sát thương tổng cho Sniper.
Strength: Tăng máu, hồi máu
Agility: Tăng giáp và tốc đánh
Intelligence: Tăng mana và hồi mana
Sát thương phép không tăng tiến sức mạnh khi đã nâng max phép đó rồi (vì không chia ra thành nhiều sức mạnh giống LOL, chỉ có sức mạnh tổng, cũng là sát thương tổng). Thế nên pháp sư thường rất mạnh vào đầu trận và yếu dần đến cuối. Chỉ có một vài đồ tăng thêm sát thương phép mà thôi.
Carry thường là hero agility khi mà agi tăng cả tốc đánh cũng như sát thương và giáp.
Hiệu ứng khống chế trong Dota 2 mạnh hơn rất nhiều so với LoL. Một tướng hỗ trợ như Lion có thể biến thú đối phương tận 4 giây và stun 2.52 giây mà không phải là chiêu cuối (thời gian hồi chiêu lâu và mana tốn nhiều hơn).
Không có nhiều chiêu thức định hướng trong Dota 2 thế nên khi giao tranh rất cần sự phối hợp để dồn sát thương và hiệu ứng khống chế.
Rune
Rune là những viên đá phép mọc ở chính giữa 2 con sông (vị trí giống cua kì cục nhưng không di chuyển, bấm vào là ăn được). Nó có thể được cho vào Bottle (giống như lọ pha lê) để làm đầy, bottle có 3 lần uống giúp hồi máu và mana. Rune hồi lại mỗi 2 phút.
Bounty Rune - Cộng tiền và tăng kinh nghiệm.
Illusion Rune - Tạo 2 ảo ảnh trong 75 giây.
Double Damage Rune - Tăng gấp đôi sát thương tay trong 45 giây.
Haste Rune - Tăng tối đa tốc chạy trong 25 giây.
Invisibility Rune - Tàng hình trong 45 giây hoặc đến khi đánh tay hay dùng phép.
Regeneration Rune - Hồi rất nhiều máu và mana trong 30 giây, mất khi đầy.
Rune rất quan trọng giống như bùa xanh và bùa đỏ vậy, chỉ 1 cái rune có thể lật kèo giao tranh hay đem về 1 mạng.
Roshan
Phiên bản to lớn và đẹp trai hơn của Rồng/Baron. Hồi sinh mỗi 8-11 phút sau khi bị giết. Thay vì cho những người con sống bùa, Roshan cho khiên hồi sinh giúp người cầm khiên khi chết sẽ hồi sinh tại chỗ với toàn bộ máu và mana. Sau khi Roshan bị giết lần 3 thì còn cho thêm Cheese giúp ngay lập tức hồi 2500 máu và 1000 mana khi sử dụng. Roshan rất quan trọng cũng như là Baron vậy.
Items
Đồ trong Dota 2 có rất nhiều hiệu ứng chủ động, hơn hẳn so với LoL và nhiều chức năng có tác dụng như một chiêu thức rất mạnh. Không giống như LoL, đồ trong Dota 2 có thể được chuyển cho hero đang đi lane nhờ "thằng đệ" (gà, chim) chứ không chỉ biến về mới mua được. Một vài những đồ phổ biến:
Blink Dagger - siêu Tốc biến với khoảng cách 1200 đơn vị với 12 giây thời gian hồi và không tốn mana. Nếu nhận sát thương sẽ không dùng được trong 3 giây.
Mekansm - Hồi máu diện rộng và tăng giáp. Thường được lên bởi hero đường giữa.
Aghanim's Scepter - Tăng 10 các chỉ số cũng như máu và mana. Đồng thời tăng thêm sức mạnh của chiêu cuối tùy vào tướng lên nó.
Eul's Scepter of Divinity - Đồ cho các hero Intelligence với hiệu ứng chủ động có thể sử dụng lên mình hoặc đối phương gây miễn nhiễm sát thương và không thực hiện được bất cứ hành động nào.Có chức năng như đồng hồ cát Zhonya hoặc một hiệu ứng khống chế lên đối phương trong 2,5 giây với 23 giây hồi chiêu.
Black King Bar - Hiệu ứng chủ động giúp kháng phép trong 10 - 5 giây (giảm dần sau mỗi lần sử dụng).
Town Portal Scroll (TP)
TP chính là phép bổ trợ dịch chuyển trong LoL với chỉ 70 giây thời gian hồi chiêu và 3 giây niệm. TP có giá rất rẻ với chỉ 100 vàng nhưng đây là thứ bắt buộc phải có với mọi hero vào đầu và giữa trận. Nhờ có TP mà game đấu trong Dota 2 có rất nhiều pha đảo đường, gank, counter gank cũng như biến việc trao đổi chiêu thức 1 v 1 thành những pha giao tranh tổng 5 v 5 đầy máu lửa. Về sau khi nhiều tiền và không muốn tốn ô đồ vào TP, bạn có thể mua Boots of Travel giúp tele được cả vào creep hay Boots of Travel II giúp tele được cả vào hero.
Vẫn còn rất nhiều nhưng hi vọng những thông tin cơ bản này sẽ giúp ích cho những bạn chơi LoL trong quá trình xem The International chục triệu đô!
Theo Playdota.vn